CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÙ CÁT

THUYẾT MINH LOGO TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÙ CÁT

THUYẾT MINH LOGO TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÙ CÁT

HÌNH NỔI:

* Phía trên:

– Hình ảnh rắn cuốn quanh cây gậy Không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới, từ lâu, Trong ngành Y, biểu tượng rắn cuốn quanh cây gậy và trong ngành Dược biểu tượng rắn cuốn quanh một cái chén thuốc. Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape. Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.

– Hình con rắn quấn quanh cây gậy tạo hình chữ P; Hình nửa trái tim tạo nên chữ C; Kết hợp tạo nên chữ PC (màu đỏ nổi bật trên nền vàng) là viết tắc từ Phù Cát;

– Mặt khác, hình nửa trái tim có hình điện tim như đang chạy từ trong ra ngoài, chạy mãi, chạy mãi…, ý tưởng từ “Bài ca mùa xuân 1961” của nhà thơ Tố Hữu “Mà nói vậy: Trái tim anh đó – Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều – Phần cho thơ, và phần để em yêu…”; Đối với ngành Y tế chúng ta, người thầy thuốc phải cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn hoặc bất hạnh của người khác, có hành động giúp đỡ về vật chất và tinh thần, giúp người mà không vụ lợi, “Thương người như thể thương thân”, thầy thuốc không chỉ giỏi chuyên môn mà phải có tâm, có đức, tạo nên giá trị cốt lõi của người làm công tác y tế, “săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”!

* Bên dưới:

– Ba biểu tượng xanh; Nghĩa thứ nhất: Sự đoàn kết nhất trí giữa Đảng bộ, Chính quyền và viên chức Y tế TTYT Phù Cát; “Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích” (HCM 1955) , bởi đoàn kết trong ngành y cũng như các ngành nghề khác chính là yêu cầu cần thiết để tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ chuyên môn và cùng hướng tới mục đích vì sức khỏe con người. Để có tinh thần đoàn kết, Hồ Chí Minh chỉ rõ: không chỉ đoàn kết giữa người cũ và người mới mà còn không phân biệt từ những chức vụ to nhất như Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế cho đến mỗi nhân viên y tế; Nghĩa thứ hai: TTYT Phù Cát được hình thành từ bệnh viện, kiểm soát bệnh tật và Y tế xã.

– HÌNH CHÌM:

* Phía trên:

– Bác sĩ Hippocrates sinh ra trên đảo Aegean, Hy Lạp, khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Ông được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại;

– Lời thề Hippocrates là văn bản nổi tiếng nhất trong y học phương Tây. Nó là nền tảng cơ sở đạo đức của nghề y. Trong nhiều thế kỷ, nó đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về các nguyên tắc của sứ mệnh cao cả này và hành vi chuyên môn của các bác sĩ, trong đó có đoạn:… ‘’Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công…”

* Bên dưới:

– Linh Phong thiền tự; Tương truyền rằng chùa được một nhà sư tên là Lê Ban thành lập vào năm 1702, có tên gọi là Dũng Tuyền. Nhà sư sống ẩn trên núi, chuyên làm việc thiện, chữa bệnh cứu người được nhân dân kính trọng gọi là Ông Núi (tên mà ngày nay người dân Bình Định vẫn hay gọi). Đến năm 1733, chúa Nguyễn vì ngưỡng mộ nhà sư đã ban tặng ông danh hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư và cho xây dựng lại chùa lớn, khang trang hơn. Tên gọi Linh Phong thiền tự cũng được ra đời từ đó.

– Đây chính là nét đặc trưng Phù Cát – Bình Định, là di tích Lịch sử-Văn hóa Quốc gia, là điểm đến thu hút khách du lịch gần xa đến chiêm ngưỡng. Tượng phật cao 69m, nằm tại vị trí đắt địa “tựa sơn – vọng hải”, tựa lưng vào dãy núi Bà vững chãi, kiên cố, phía trước hướng ra biển lớn và dưới chân là toàn cảnh xóm làng xã Cát Tiến. Từ đây có thể nhìn dãy núi Bà hùng vĩ, xa xa là toàn cảnh khu kinh tế Nhơn Hội, bên đầm Thị Nại, ngay cạnh thành phố Qui Nhơn. Bên cạnh tượng phật, thấp thoáng giữa lưng chừng núi chính là chùa Linh Phong. Đặt chân đến đây, bạn như bỏ lại sau lưng tất cả phiền não, âu lo, tâm tình bình thản và an nhiên. Nét kiến trúc gỗ nâu cổ kính, tòa tháp nhỏ đan xen, tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, bình yên đến lạ thường.

– Hằng năm, cứ đến ngày 24-25 tháng giêng âm lịch – ngày giỗ ông tổ Viên Minh của chùa, hàng ngàn du khách từ khắp nơi, trên mọi miền đất nước đổ về đây dâng hương cảm tạ công đức của Ông Núi cũng như cầu bình an, may mắn. Đối với người dân ‘xứ nẫu’ lại là chốn tâm linh tôn kính lâu đời, nơi họ gửi gắm niềm tin về cuộc sống bình an, sung túc.

– Sự Phối kết hình ảnh Bác sĩ Hippocrates và hình ảnh Linh Phong thiền tự (do nhà sư Lê Ban sáng lập) là sự phối hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Tin bài liên quan